Ruby – màu đỏ mang ý nghĩa niềm đam mê
- Điều quang trọng nhất với 1 viên đá quý là màu sắc của nó. Tên Ruby bắt nguồn từ tiếng Latin “rubens” có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ của ruby rất riêng biệt (có một không hai) nó tượng trưng cho sự ấm áp và lôi cuốn.
- Hai yếu tố tạo lên đặc trưng cho màu sắc của nó: lửa và máu như tượng trưng cho sự ấm cúng và cuộc sống của loài người. Vì vậy màu đỏ của ruby không bao giờ là cũ, nó luôn là màu của đam mê, nóng bỏng và quyền lực.
- Màu đỏ của Ruby rất đa dạng như đỏ sẫm, đỏ trong, đỏ nhạt, đỏ phớt hồng...
- Đá Ruby còn được gọi là Hồng ngọc, do đa phần đá Ruby khai thác ở Việt Nam có màu hồng
- Ngoài Ruby ta thường thấy thì có một số loại ít thấy, quý hiếm, có hình dạng đặc biệt như Ruby ánh sao ( Ruby sao- bề mặt viên đá có hình sao 6 cánh), Ruby bát quái ( bề mặt viên đá có hình bát giác)
- Không giống các loại đá quý khác, Ruby có cách biểu thị tình cảm rất mạnh mẽ. Chiếc nhẫn ruby thể hiện tình yêu đầy đam mê mà con người dành cho nhau.
Tác dụng chữa bệnh của đá Ruby:
- Từ thời xa xưa, ruby đã được biết với khả năng giúp ngăn ngừa, phòng tránh các căn bệnh nặng và tạo cho cơ thể nguồn năng lượng tích cực. Người ta cho rằng Ruby chữa các bệnh về tim, não, làm tăng thêm sức mạnh và trí nhớ của con người. Trong một cuốn sách cổ của Nga kể về các loại đá quý có nói về ruby rằng loại đá này “đuổi khỏi cơ thể người mọi loại bệnh tật, giữ gìn sức khoẻ”. Ngoài ra theo một số người đá ruby còn có tác dụng giải độc, những viên đá này dường như cứu người chủ của nó thoát khỏi các loại chất độc.
- Hàng nghìn năm nay, Ruby vẫn được xem như loại đá quý hiếm nhất trên thế giới. Nó có tất cả các tiêu chuẩn mà một viên đá quý cần phải có như là màu sắc rực rỡ, độ cứng tốt nhất, sắc đá quyến rũ. Thêm vào đó đây là một loại đá quý rất hiếm có, nhất là những viên đá quý ruby có chất lượng tuyệt hảo.
Mặt dây chuyền Di lặc đá Ruby
- Trong thời gian dài, Ấn Độ được xem như là một nước khai thác Ruby sớm nhất trên thế giới. Trong các tác phẩm văn học Ấn độ, một kho tàng kiến thức nói về đá quý đã được lưu truyền trong khoảng hơn hai nghìn năm. Thuật ngữ “khoáng chất corundum” mà chúng ta sử dụng ngày nay, bắt nguồn từ tiếng Phạn “kuruvinda”. Trong tiếng Phạn, đá ruby có tên là “natnaraj” có nghĩa là “Vua của các loại đá quý”. Bất cứ khi nào một tinh thể Ruby được tìm thấy, nhà cầm quyền cử các quan chức cấp cao đến xem và đón tiếp viên đá theo nghi thức quý tộc. Ngày nay, ruby vẫn được dung để trang trí cho vật tượng trưng cho quyền lực trong các nhà quý tộc. Nhưng có phải tất cả trong số đó là ruby thật? hãy đọc thêm để hiểu rõ hơn.
- Ruby rất đa dạng về màu đỏ của khoáng chất corundom, một khoáng chất cứng nhất trên trái đất, trong đó sapphire cũng rất đa dạng. Khoáng chất corundom trong thì không màu. Nhưng có nguyên tố bên trong như crom, sắt, titan, hay vanadium thì có màu. Những loại đá quý này có độ cứng cao. Trong bảng đo độ cứng, nó có độ cứng là 9 đứng thứ 2 chỉ sau đá kim cương. Chỉ có khoáng chất corundum màu đỏ mới được gọi là Ruby, còn các màu khác thì được phân loại thành sapphire. Mối quan hệ gần gũi giữa ruby và sapphire được biết đến từ giữa thế kỉ 19. Thời xưa trước đó những viên garnet đỏ và spinel hay được cho là ruby. (Đó là lý do tại sao “viên ruby đen” và “viên ruby timur”, 2 viên đá quý của vua nước Anh lại được đặt tên như vậy trong khi chúng thực là spinel chứ không phải ruby).
- Ruby, loại đá quý màu đỏ trong nhóm khoáng vật corundum nhiều màu sắc, bao gồm oxit nhôm và crôm cũng như nhiều nguyên tố khác – phụ thuộc vào lớp trầm tích mà nó được hình thành lên. Với màu sắc đẹp và độ trong cao, loại đá quý này rất hiếm của các mỏ trên thế giới. Thật là một nghịch lý, chính màu sắc của nguyên tố crom tạo lên độ quý hiếm của nó. Hàng triệu năm trước, khi các loại đá quý được tạo thành trong lòng trái đất, thì nguyên tố crom tạo ra cho loại đá quý này màu sắc tuyệt đẹp nhưng cũng chính nó là nguyên nhân tạo lên những vết rạn nứt và vết xước bên trong tinh thể. Vì vậy chỉ có vài tinh thể ruby hình thành trong điều kiện tốt mới có kích thước lớn và kết tinh thành những viên đá quý hoàn hảo. Vì lý do này mà những viên ruby 3 carat thì rất hiếm. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi những viên ruby không có tạp chất, màu sắc đẹp, kích thước lớn được bán với giá rất cao trong các cuộc bán đấu giá, thậm chí là cao hơn giá của viên kim cương cùng loại.
- Một vài viên ruby phô bày với ánh sáng óng ánh tuyệt đẹp, được gọi là vẻ óng mượt như tơ của ruby. Hiện tượng này là do các khoáng vật rutile hình kim bên trong tạo lên. Và 1 trong những viên ruby sao được tìm thấy, cũng có khoáng vật rutile bên trong, đã tạo lên hình sao bên trong viên ruby, nó tạo ra hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp. Nếu ruby dạng này được mài cắt cabochon dạng nửa vòm, tạo lên ngôi sao sáu cánh trên bề mặt viên đá. Những viên ruby sao rất quý hiếm. Giá trị của nó phụ thuộc vào vẻ đẹp, sự quyến rũ của màu sắc, và cả độ trong suốt. Những viên ruby sao chất lượng tốt luôn có những ánh sao nằm ngang trên bề mặt viên đá và ánh sao sẽ di chuyển khi ta di chuyển nguồn sáng chiếu vào mặt đá.
- Tuy nhiên cần lưu ý ánh sao nằm ngay giữa viên đá chưa hẳn là tốt, một số loại Ruby cũng có ánh sao ở giữa, nhưng sắc đá nhìn tái tái giả giả thì chất lượng kém hẳn, điều này chỉ có một số người chơi đá, tiếp xúc với ruby nhiều thì rất dễ nhìn ra.