- Theo sử sách, Chung Quỳ là người thời Đường Minh Hoàng, cực kỳ thông minh. Đến khi lên kinh ứng thí, được chủ khảo xem là kỳ tài. Thế nhưng khi lên điện ứng thí, gian thần Lư Kỷ lại lấy tướng mạo xét người, Chung Quỳ vốn xấu xí, bị Lư Kỷ buông lời xúc xiểm, vì quá tức giận đã đâm đầu vào cột mà chết, chấn động cả thiên đình. Ngọc Đế biết chuyện đã đứng ra chủ trì công đạo, phong cho Chung Quỳ làm vị thần phụ trách giáng yêu trừ ma chốn nhân gian.
- Trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa, Chung Quỳ là vị thần diệt yêu, trừ ma
- Nhiều gia đình hiện nay vẫn thích treo trong nhà bức tranh Chung Quỳ cao bằng người có sát khí, có thể tránh tà, trị ma. Một số người nói rằng dùng biểu tượng Chung Quỳ sẽ bất lợi về việc cầu con. Điều này chưa hẳn đúng vì đa số các gia đình người Hoa, có nơi sống chung ba bốn thế hệ vẫn hay dán tranh Chung Quỳ ngay trước cửa nhà để trấn tà ma, đem lại bình an cho gia đình.
- Tiền thân Chung Quỳ học giỏi cả văn lẫn võ, là bậc kì tài và được Ngọc Đế phong là vị thần giáng yêu trừ ma. Nên biểu tượng Chung Quỳ trấn tà được dùng rộng rãi trong mọi gia đình lúc bấy giờ.
Tranh Chung Quỳ
- Vào thời xưa, chiếc mặt nạ Chung Quỳ được dùng trong dịp tế thần trị ma, là một loại biểu diễn mang tính tôn giáo. Vào thời xưa ở Trung Quốc có một số loại kịch diễn viên không nói chuyện, chỉ mang mặt nạ Chung Quỳ biểu diễn, khi diễn xong đều phải dùng khăn trắng che mặt nạ lại rồi mới cất vào. Các mặt nạ này tuyệt đối không được treo trong nhà để tránh rước họa.
Ngày nay biểu tượng Chung Quỳ được tái hiện chung hoặc qua ba hình tượng riêng biệt:
- Chung Quỳ tay cầm kiếm, biểu trưng cho đường Quan vận được hanh thông, thăng tiến.
- Chung Quỳ tay cầm Ấn, biểu trưng cho đường học hành đỗ đạt đăng khoa.
- Chung Quỳ tay cầm quỷ thủ, biểu trưng cho Trấn tà, diệt ma.
Tuỳ mục đích sử dụng mà chọn cho mình biểu tượng Chung Quỳ phù hợp.