Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng của bạn đang còn trống.
Phong thuy Hoa Moc Lan thegioidaquy
15:10, 28/10/2013
Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.

Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

 

* Lễ trừ tịch


- Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch.

 

- Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

 

- Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

 

* Cúng ai trong lễ giao thừa


- Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

 

- Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

 

- Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

 

- Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

 

* Sửa lễ giao thừa


- Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

 

- Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.

 

- Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.

 

- Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

 

* Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời


- Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền.

 

- Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.

 

- Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

 

- Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

 

- Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

 

 

 

tai-sao-cung-giao-thua-ngoai-troi

 

 

 

Lễ giao thừa được cúng ngoài trời

 

 

 

* Lễ cúng Thổ Công


- Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

 

* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch


- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

 

- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

 

- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

 

- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

 

- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

 

- Xông nhà: Thường người ta kén một người “nhẹ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

 

- Nếu không có người nhà nhẹ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

 

- Theo phong tục ông cha hàng năm, cứ mỗi đầu năm mỗi gia đình chúng ta lại chọn cho mình một tuổi xông đất, với mong ước bình an, làm ăn phát đạt, vạn sự may mắn.

 

 

 

TheGioiDaQuy.net

 

 

 


 
Lần xem : 2468
print version
Các tin cùng danh mục:
» Phật bản mệnh 2019 cửa hàng nào bán uy tín và khi dùng có phải kiêng cử (28/11/2018) Phật bản mệnh 1980 là Như Lai Đại Nhật, Phật bản mệnh 1981 là Bất Động Minh Vương, Phật bản mệnh 1983 là A Di Đà, Phật bản mệnh 1984 là Thiên Thủ, Phật bản mệnh 1986 là Hư Không Tạng, Phật bản mệnh 1989 là Phổ Hiền...Các vị Phật bản mệnh được qui chuẩn như bài viết này, các bạn đọc nhé. » Đeo Tỳ Hưu đúng cách trong phong thủy (06/03/2018) Tỳ hưu quen thuộc quá, tới mức ai tìm hiểu phong thủy cũng đều biết đó là linh vật số 1 để CHIÊU TÀI- GIỮ LỘC. Nhưng vì quen, nên đâu cũng thấy bán, trang nào cũng viết bài hướng dẫn sử dụng, với nội dung na ná nhau. Phần nhiều là xào nấu lại từ những nội dung không đáng tin cậy, không được kiểm chứng. Khiến người đọc hoang mang, thậm chí sợ hãi về những kiêng kỵ phiền toái mà tỳ hưu đem lại. » CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HỒ LY TRONG PHONG THỦY (05/03/2018) Tương truyền trong dân gian, Hồ Ly xuất thân từ cáo qua quá trình tu luyện lâu năm thành tinh biến thành Hồ Ly...Dựa vào những truyền thuyết về Hồ Ly như vậy mà con người vốn đã sớm coi Hồ Ly như 1 linh vật phong thủy và càng ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại. » Chọn đá phong thủy may mắn đầu năm 2018 (28/02/2018) Vài năm trở lại đây, chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ để làm đẹp mà còn bởi mong muốn cầu an, cầu may và cải thiện vận số. Tuy nhiên chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy như thế nào cho hợp mệnh không hẳn ai cũng biết. » Đeo nhẫn ngón giữa để giữ tiền (27/02/2018) Việc giữ tiền khi đeo nhẫn ngón giữa cần để ý đến chất liệu nhẫn vì nếu bạn đeo nhẫn xi mạ hoặc đá giả, thì bạn dễ gặp phải tiểu nhân mất mác tiền của. Vì vậy, bạn nên chọn nhẫn bằng đá thiên nhiên hoặc nhẫn bạc - nhẫn vàng mặt đá quý để hạn chế được mất mác về tiền bạc. » Tết nguyên đán là gì? (28/10/2013) Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. » Tục dựng cây nêu theo phong thủy (28/10/2013) Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc dựng cây nêu. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. » Những câu chúc Tết hay nhất năm Giáp Ngọ (28/10/2013) Để chào đón năm mới 2014, một mùa xuân thật đẹp với cái Tết Giáp Ngọ rộn rã sắp đến, tôi xin gửi đến bạn đọc tham khảo một số câu chúc Tết hay nhất cho năm 2014 Giáp Ngọ này: » Đèn là công cụ mạnh để chống lại những điều kiện phong thủy xấu (28/10/2013) Một trong những công cụ hiệu quả nhất để tăng cường năng lượng chủ về may mắn là đèn. Đèn sáng mang một nguồn năng lượng dương khổng lồ quý báu. » Cách chọn quất cảnh ngày tết theo phong thủy (27/10/2013) Cây quất là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu quanh năm. Tuy nhiên khi chọn quất ít ai chú ý đến phương diện phong thủy.

Các tin mới hơn :
» Phong thuỷ Hoa Mộc Lan nghỉ tết Mậu Tuất 2018 (12/02/2018) Tết 2018 đầu năm mới, quí vị muốn Khai vận đầu năm đem lại may mắn tài lộc và bình an cho cả năm thì hãy đến Phong thuỷ Hoa Mộc Lan để được tư vấn miễn phí, quí vị sẽ chọn được đá thiên nhiên hợp mạng hợp tuổi với mình. » Quà tặng Lộc Đầu Năm Mới 2018 (01/02/2018) Tết 2018 đang đến gần, đón tết Mậu Tuất TheGioiDaQuy.net có chương trình trao lộc đầu năm, cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng ủng hộ hơn 8 năm qua. Hiện nay cửa hàng đã Chuyển hàng và Thu hộ tiền đến 63 tỉnh thành trong nước. » Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel (13/11/2016) Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel Người ta hay tặng nhau hoa hồng vào ngày lễ tình yêu và những dịp để tỏ tình. Nhưng lại tặng trang sức cho người yêu lâu năm, vợ, mẹ….vì nếu hoa hồng được cho là thiên sứ của tình yêu thì đồ trang sức lại là hiện thân của tình yêu vĩnh... » Tác dụng của 3 loại đá phong thủy phổ biến hiện nay (03/06/2016) Đá quý phong thủy luôn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi nó Không chỉ mang đến may mắn, phòng trừ tai họa, tránh những vận Không tốt, mà còn là một món đồ trang sức đẹp để mang bên mình. Có rất nhiều loại đá phong thủy để chế tác ra đồ trang sức, và mỗi loại đều có giá trị khác nhau,... » Hổ phách là gì? Lịch sử khai thác và sử dụng Hổ phách (07/04/2016) Hổ phách khá quen thuộc với nhiều nguời thích đeo những đồ trang sức phong thủy như vòng tay, mặt dây chuyền….Vậy Hổ phách là gì? Tại sao mọi người lại thích dùng Hổ phách trong vật dụng phong thủy của mình? Cách bảo quản nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi trả lời từng câu hỏi một, để làm rõ hơn các vấn đề trên nhé.