Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng của bạn đang còn trống.
Phong thuy Hoa Moc Lan thegioidaquy
14:57, 18/01/2014
Phong tục Tết của một số dân tộc Việt Nam
Dân tộc Mông có một hệ lịch riêng, vì vậy Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, đa số đồng bào Mông đã ăn Tết Nguyên đán như người Kinh

1. Tết của người Mường


- Người Mường với tục thờ cúng ngày Tết Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Trong dịp Tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn nhất để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.

 

- Bữa làm Tết có thể làm cỗ dâng tổ tiên bằng thịt gà hoặc thịt lợn, xôi, rượu và các đồ lễ khác. Gia đình nào có cả một con lợn thịt trong dịp Tết thì được coi là ăn nên làm ra, tổ tiên vui mừng, con cháu hoan hỉ, cỗ bàn đầy đặn, cửa nhà sáng sủa.

- Trong một mâm thờ thường có các lễ vật như bánh chưng và mật, rượu chai, cơm nếp, thịt luộc, chả rang và dồi, quếch, một ít tiền, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối. Món thịt được bày trên một mảnh lá chuối khoảng 30cm x 40cm. Gia chủ chọn đủ miếng trong một con lợn để bày vào mảnh lá chuối này. Sau khi mâm cỗ đã soạn đủ món được bưng lên đặt vào bàn thờ. Thông thường, bàn thờ tổ tiên được đặt 3 mâm: mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai thờ ông bà, mâm thứ ba (trong cùng) thờ cụ kỵ. Các vị trí đặt đồ thờ có thể ở trong nhà hay ngoài sân. Khi các mâm lễ được đặt vào vị trí, thầy cúng bắt đầu thực hiện khấn lễ.

 

- Đầu tiên, ông xướng tên và nơi ngự của các vị được thờ và lạy từng vị một; tiếp đó là phần trình bày lý do mời và dắt các vị về tận nhà chủ thờ. Sau khi các vị đã an tọa, thầy cúng cùng tất cả con cháu trong nhà lạy chào tổ tiên và thần thánh. Sau thủ tục lạy chào, thầy cúng bắt đầu khấn dâng; dâng đủ 10 tuần cơm rượu thì được coi là các vị đã thật sự no say; rồi xin mời các cụ đứng dậy thu dọn đồ đạc trở về nơi ngự; con cháu lại xin được “rút mâm lui, lùi mâm xuống”, hưởng lộc của các cụ.


- Mâm cỗ bày ăn gồm tất cả các món có trong mâm thờ và thêm món ớt, món nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng lạy kính các bậc cha mẹ, ông bà. Người già đứng lên nói lời chúc cho con cháu sang Năm Mới mạnh khoẻ, làm ăn giàu có. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi các mâm - tiếng Mường gọi là “buông cỗ” là thủ tục chào chúc tốt lành, mọi người mời nhau uống rượu, mời ăn các món lần lượt từ món rau đắng đồ đến món thịt luộc.


- Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm bữa ăn thêm hoan hỉ. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một Năm Mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

2. Tết của người Mông


- Người Mông có một hệ lịch riêng, vì vậy Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, đa số đồng bào Mông đã ăn Tết Nguyên đán như người Kinh, chỉ trừ một bộ phận nhỏ người Mông ở Mộc Châu vẫn duy trì song song Tết theo hệ lịch riêng của họ. Như người Kinh, khoảng 25, 26 tháng Chạp, mọi người bắt đầu nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết. Với người Mông, 3 món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là thịt, rượu và bánh ngô. Tuy nhiên, họ không đón Giao thừa như người Kinh.

 

- Tối hoặc giữa đêm 30, mỗi nhà đều phải làm lễ cúng "ma nhà" (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (phải là gà trống tơ). Sau khi cúng xong, đem lợn và gà đi giết thịt, rồi cúng một mâm thịt chín. Sau đó mới được ăn và uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên. Đối với họ, tiếng gà gáy sáng sớm của mùng Một mới đánh dấu một Năm Mới bắt đầu.


- Bên cạnh đó, lễ hội Sải Sán hay Gầu Tào (hội cầu phúc) trong ngày Tết là lễ hội lớn nhất trong năm và thể hiện nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người Mông. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày mùng Hai của Năm Mới nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật, cầu cho con cháu đầy đàn.

 

phong-tuc-tet-cua-mot-so-dan-toc-viet-nam

 

Tết của người Mông vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch


3. Tết của người Cơ Tu


- Người Cơ Tu thường ăn Tết sau vụ thu hoạch, họ mở hội vui chơi trong ngày lễ cúng thần lúa gọi là Tết Progiêrâm, đây là lễ lớn nhất trong năm. Trước Tết một tuần, dân làng thường tổ chức đi bắt cá tập thể ở những con sông lớn. Họ ngâm các loại trái, vỏ, rễ cây làm cho cá bị say tự động nổi lên mặt nước rồi tha hồ bắt.


- Thực phẩm của người Cơ Tu trong ngày Tết chủ yếu là món ăn do đồng bào tự tay làm ra như nếp, lúa, sắn, ngô. Rượu cần và rượu tà vạt là thứ không thể thiếu trong ngày Tết của họ.

 

- Ngoài việc ủ rượu, phụ nữ Cơ Tu còn lo giã nếp, hái lá đốt để làm bánh sừng trâu, nấu nhiều cơm lam để ăn và đãi khách. Ngoài ra, đồng bào Cơ Tu còn làm thêm món Za zá - món ăn được xem là đặc trưng của dân tộc. Họ dùng các loại rau, măng, lá môn, chuối xanh, thịt rừng hoặc cá, ếch nhái... trộn lại với nhau rồi cho vào ống nứa tươi và đốt lửa bên ngoài. Đây là món ăn dùng nhắm với rượu tà vạt.

 

phong-tuc-tet-cua-mot-so-dan-toc-viet-nam.

 

Người Cơ Tu thường ăn Tết sau vụ thu hoạch



- Bên cạnh việc chuẩn bị nhiều món ăn, người Cơ Tu còn tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi như lễ hội đâm trâu, đánh cổng chiêng, nhảy điệu Za zá - điệu múa thiêng trong nghi lễ hiến sinh của người Cơ Tu, thể hiện sự vui mừng, lòng biết ơn đối với thần linh.

 

TheGioiDaQuy.net

 



Sản phẩm nổi bật

 
Lần xem : 2236
print version
Các tin cùng danh mục:
» Phật bản mệnh 2019 cửa hàng nào bán uy tín và khi dùng có phải kiêng cử (28/11/2018) Phật bản mệnh 1980 là Như Lai Đại Nhật, Phật bản mệnh 1981 là Bất Động Minh Vương, Phật bản mệnh 1983 là A Di Đà, Phật bản mệnh 1984 là Thiên Thủ, Phật bản mệnh 1986 là Hư Không Tạng, Phật bản mệnh 1989 là Phổ Hiền...Các vị Phật bản mệnh được qui chuẩn như bài viết này, các bạn đọc nhé. » Đeo Tỳ Hưu đúng cách trong phong thủy (06/03/2018) Tỳ hưu quen thuộc quá, tới mức ai tìm hiểu phong thủy cũng đều biết đó là linh vật số 1 để CHIÊU TÀI- GIỮ LỘC. Nhưng vì quen, nên đâu cũng thấy bán, trang nào cũng viết bài hướng dẫn sử dụng, với nội dung na ná nhau. Phần nhiều là xào nấu lại từ những nội dung không đáng tin cậy, không được kiểm chứng. Khiến người đọc hoang mang, thậm chí sợ hãi về những kiêng kỵ phiền toái mà tỳ hưu đem lại. » CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HỒ LY TRONG PHONG THỦY (05/03/2018) Tương truyền trong dân gian, Hồ Ly xuất thân từ cáo qua quá trình tu luyện lâu năm thành tinh biến thành Hồ Ly...Dựa vào những truyền thuyết về Hồ Ly như vậy mà con người vốn đã sớm coi Hồ Ly như 1 linh vật phong thủy và càng ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại. » Chọn đá phong thủy may mắn đầu năm 2018 (28/02/2018) Vài năm trở lại đây, chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ để làm đẹp mà còn bởi mong muốn cầu an, cầu may và cải thiện vận số. Tuy nhiên chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy như thế nào cho hợp mệnh không hẳn ai cũng biết. » Đeo nhẫn ngón giữa để giữ tiền (27/02/2018) Việc giữ tiền khi đeo nhẫn ngón giữa cần để ý đến chất liệu nhẫn vì nếu bạn đeo nhẫn xi mạ hoặc đá giả, thì bạn dễ gặp phải tiểu nhân mất mác tiền của. Vì vậy, bạn nên chọn nhẫn bằng đá thiên nhiên hoặc nhẫn bạc - nhẫn vàng mặt đá quý để hạn chế được mất mác về tiền bạc. » Sắc đỏ trong ngày Tết của người Việt (17/01/2014) Màu đỏ là màu của tài lộc và may mắn. Chính vì vậy trong các dịp lễ tết gam màu này được xem là màu đem đến sự bình an, may mắn đến với tất cả mọi người. » Cách chọn dưa vàng ngon ngày Tết (17/01/2014) Khi mua dưa vàng chưng ngày Tết, bạn nên xem phần cuống. Quả dưa già, chín ngon thường cuống đã rụng một cách tự nhiên, gọn gàng tạo thành một chỗ lõm nông, hình tròn và trơn. » Kỹ thuật chăm sóc cây mai sau Tết (17/01/2014) Công việc chăm sóc mai sau Tết chia là 3 loại cây: Cây trồng chậu chưng trong nhà, cây trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng ngoài đất. » Công dụng các loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết (17/01/2014) Mâm ngũ quả là một mâm trái cây được chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường gồm có loại khác nhau như: Cầu, dừa, đu đủ, xoài và quả sung. » Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (17/01/2014) Bánh chưng, thịt đông, xôi vò, nem rán, thịt gà luộc... là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết.

Các tin mới hơn :
» Phong thuỷ Hoa Mộc Lan nghỉ tết Mậu Tuất 2018 (12/02/2018) Tết 2018 đầu năm mới, quí vị muốn Khai vận đầu năm đem lại may mắn tài lộc và bình an cho cả năm thì hãy đến Phong thuỷ Hoa Mộc Lan để được tư vấn miễn phí, quí vị sẽ chọn được đá thiên nhiên hợp mạng hợp tuổi với mình. » Quà tặng Lộc Đầu Năm Mới 2018 (01/02/2018) Tết 2018 đang đến gần, đón tết Mậu Tuất TheGioiDaQuy.net có chương trình trao lộc đầu năm, cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng ủng hộ hơn 8 năm qua. Hiện nay cửa hàng đã Chuyển hàng và Thu hộ tiền đến 63 tỉnh thành trong nước. » Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel (13/11/2016) Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel Người ta hay tặng nhau hoa hồng vào ngày lễ tình yêu và những dịp để tỏ tình. Nhưng lại tặng trang sức cho người yêu lâu năm, vợ, mẹ….vì nếu hoa hồng được cho là thiên sứ của tình yêu thì đồ trang sức lại là hiện thân của tình yêu vĩnh... » Tác dụng của 3 loại đá phong thủy phổ biến hiện nay (03/06/2016) Đá quý phong thủy luôn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi nó Không chỉ mang đến may mắn, phòng trừ tai họa, tránh những vận Không tốt, mà còn là một món đồ trang sức đẹp để mang bên mình. Có rất nhiều loại đá phong thủy để chế tác ra đồ trang sức, và mỗi loại đều có giá trị khác nhau,... » Hổ phách là gì? Lịch sử khai thác và sử dụng Hổ phách (07/04/2016) Hổ phách khá quen thuộc với nhiều nguời thích đeo những đồ trang sức phong thủy như vòng tay, mặt dây chuyền….Vậy Hổ phách là gì? Tại sao mọi người lại thích dùng Hổ phách trong vật dụng phong thủy của mình? Cách bảo quản nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi trả lời từng câu hỏi một, để làm rõ hơn các vấn đề trên nhé.