Hiện nay, trong quan niệm của nhiều người, tất cả các việc lớn như động thổ nhà, khai trương cửa hàng, mua sắm xe cộ... đều kiêng làm trong tháng 7 âm lịch. Điều này xuất phát từ tâm lý "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" dù không phải ai cũng hiểu được nguồn gốc của sự kiêng kỵ này.
Ở khía cạnh Âm dương ngũ hành, trong khoa Tử vi của người phương Đông, tháng 1 hay tháng 7 âm lịch ứng với trục Dần Thân. Đây là trục đối xứng của chòm sao Tử Vi Thiên Phủ. Hai chòm này biểu tượng của vòng quay âm và dương. Tháng 1 và 7 có thể coi là vị trí nhạy cảm khi âm dương giao hòa. Tháng 1 là tết của dương thế còn tháng 7 được coi như tết của âm thế.
Dưới góc nhìn tâm linh, tháng 7 âm lịch được coi là tháng "cô hồn", "xá tội vong nhân". Theo dân gian, đây là thời gian Diêm Vương mở cửa ngục để các vong hồn thoát ra bên ngoài. Các vong hồn sẽ đi quấy phá các công việc lớn của con người. Đây là quan niệm mang nhiều màu sắc mê tín nhưng để tránh gặp xui xẻo người ta vẫn kiêng làm những việc lớn trong thời gian này.
Đối với vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta, tháng 7 âm lịch tương ứng với mùa mưa. Đây là thời gian mưa nhiều nhất trong năm nên tháng 7 cũng được gọi là tháng ngâu. Vì vậy, những việc như động thổ đào móng hay đổ mái khi gặp mưa xuống sẽ rất vất vả. Mưa nhiều cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng. Đây là một trong những lý do quan trọng mà việc lớn như động thổ xây cất cần tránh, lâu dần hình thành thói quen trong dân gian.
Có nên kiêng đổ mái nhà trong tháng bảy âm lịch