Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng của bạn đang còn trống.
Phong thuy Hoa Moc Lan thegioidaquy
14:21, 15/01/2012
Truyền thuyết ông Táo và cách cúng ông Táo
Táo Quân, Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và thường được thờ ở nơi nhà bếp. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày bộ ba thổ Công, thổ Địa, thổ Kỳ vắng mặt ở trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu.

Táo Quân, Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và thường được thờ ở nơi nhà bếp.

Theo quan niệm của người Việt, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23-12 âm lịch) hằng năm là ngày bộ ba thổ Công, thổ Địa, thổ Kỳ vắng mặt ở trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu đã "thực mục sở thị" trong một năm ở hạ giới, nên công việc lúc này tạm ngừng. Mọi người lo việc đón tết. Hệ thống triều đình, làng xã, các con dấu, triện sẽ không xác nhận giấy tờ, văn bản gì nữa. Nho sinh là “lễ tạ trường”, thợ sơn trắng làm lễ “đóng cửa rừng” … Nhà nào cũng mua cá chép làm ngựa cho ông táo lên trời. Ngày hôm đó, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng thật thịnh soạn, khấn trước bàn thờ, kể rõ mọi việc trong năm và mong muốn trong năm mới mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.


Truyền thuyết về Táo quân
.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.


Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:


Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.


Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.


Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.


Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.


Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:


- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân


- Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần


- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.


Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác.

Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi. Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).

Nghi lễ Thờ cúng


Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.


Táo Quân được các gia đình cúng lễ quanh năm, vào các dịp sóc, vọng thường hương hoa oản quả. Những dịp lễ tết giỗ chạp hay có công to việc lớn trong nhà có thể cúng chay hoặc cúng mặn tuỳ nghi. Dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp. Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực. Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Sau khi cúng Táo Quân, người ta hóa mã, đồng thời hóa cả bộ mã năm trước.


Lễ cúng Táo quân


Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:


+ Năm hành kim thì dùng màu vàng


+ Năm hành mộc thì dùng màu xanh


+ Năm hành thủy thì dùng màu đen


+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ


+ Năm hành thổ thì dùng màu cam


Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Bài vị ở bàn thờ thổ Công thường ghi: “Đông trù tư mệnh, Táo phủ thần quân, Thổ Địa long mạch tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần”. Khi sửa lễ cúng ông Công, người ta đều đốt bài vị cũ, thay bài vị mới. Sau khi lễ xong thì hoá vàng, hoá luôn cả cỗ mũ năm trước và thả một con cá chép còn sống xuống ao, cá hoá rồng để ông công cưỡi lên chầu trời.


Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!


Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được "phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay sông). Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.


Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo Quân.


Hình ảnh Táo Quân - vua bếp cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày. Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn.

Văn lễ khấn ông táo chầu trời.
Lễ ông Công ông Táo

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

thegioidaquy.net


 
Lần xem : 8789
print version
Các tin cùng danh mục:
» Phật bản mệnh 2019 cửa hàng nào bán uy tín và khi dùng có phải kiêng cử (28/11/2018) Phật bản mệnh 1980 là Như Lai Đại Nhật, Phật bản mệnh 1981 là Bất Động Minh Vương, Phật bản mệnh 1983 là A Di Đà, Phật bản mệnh 1984 là Thiên Thủ, Phật bản mệnh 1986 là Hư Không Tạng, Phật bản mệnh 1989 là Phổ Hiền...Các vị Phật bản mệnh được qui chuẩn như bài viết này, các bạn đọc nhé. » Đeo Tỳ Hưu đúng cách trong phong thủy (06/03/2018) Tỳ hưu quen thuộc quá, tới mức ai tìm hiểu phong thủy cũng đều biết đó là linh vật số 1 để CHIÊU TÀI- GIỮ LỘC. Nhưng vì quen, nên đâu cũng thấy bán, trang nào cũng viết bài hướng dẫn sử dụng, với nội dung na ná nhau. Phần nhiều là xào nấu lại từ những nội dung không đáng tin cậy, không được kiểm chứng. Khiến người đọc hoang mang, thậm chí sợ hãi về những kiêng kỵ phiền toái mà tỳ hưu đem lại. » CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HỒ LY TRONG PHONG THỦY (05/03/2018) Tương truyền trong dân gian, Hồ Ly xuất thân từ cáo qua quá trình tu luyện lâu năm thành tinh biến thành Hồ Ly...Dựa vào những truyền thuyết về Hồ Ly như vậy mà con người vốn đã sớm coi Hồ Ly như 1 linh vật phong thủy và càng ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại. » Chọn đá phong thủy may mắn đầu năm 2018 (28/02/2018) Vài năm trở lại đây, chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ để làm đẹp mà còn bởi mong muốn cầu an, cầu may và cải thiện vận số. Tuy nhiên chọn vòng đá phong thủy, linh vật phong thủy như thế nào cho hợp mệnh không hẳn ai cũng biết. » Đeo nhẫn ngón giữa để giữ tiền (27/02/2018) Việc giữ tiền khi đeo nhẫn ngón giữa cần để ý đến chất liệu nhẫn vì nếu bạn đeo nhẫn xi mạ hoặc đá giả, thì bạn dễ gặp phải tiểu nhân mất mác tiền của. Vì vậy, bạn nên chọn nhẫn bằng đá thiên nhiên hoặc nhẫn bạc - nhẫn vàng mặt đá quý để hạn chế được mất mác về tiền bạc. » Ý nghĩa Tháp Văn Xương trong phong thuỷ (14/01/2012) Tháp Văn Xương có tác dụng đem lại may mắn, thuận lợi trong học hành thi cử. Ngoài ra, Tháp Văn Xương còn giúp thăng tiến về công danh, ngăn ngừa hung khí. » Truyền thuyết Tứ Linh (13/01/2012) Tứ linh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tứ linh bao gồm: long, ly, quy, phụng. Tương truyền, mỗi khi con vật nào trong tứ linh xuất hiện là báo điềm lành có thánh nhân ra đời. Thực tế tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. » Năm Nhâm Thìn tản mạn truyền thuyết Rồng (13/01/2012) Rồng, chữ hán là Long, chữ Phạn là Nâga, là một loài sinh vật thuộc thế giới vô hình, và cũng là một loài trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng.Theo thần thoại, rồng có hình dạng rất lạ kỳ, đầu rồng giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao, mắt giống mắt thỏ, tai giống tai bò, chân giống chân cọp, móng giống móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly. » Gieo quẻ đầu năm Nhâm Thìn (13/01/2012) Gieo quẻ đầu năm 2012 cho 12 cung Hoàng Đạo. Hãy xem vận mệnh năm mới, sức khỏa tài chính, công danh sự nghiệp và tình cảm nhân duyên đầu năm Nhâm Thìn của các cung Hoàng Đạo như thế nào bạn nhé. » Cá Chép trong phong thủy (05/01/2012) cá chép cũng được xem là linh vật phong thủy có khả năng chiêu tài khí, tạo may mắn tài lộc kinh doanh cho gia chủ. Nếu nhà có trẻ nhỏ bắt đầu đi học, người ta thường tìm mua Cá Chép cẩm thạch để cầu may mắn thuận lợi cho trẻ khi học hành, thi cử.

Các tin mới hơn :
» Phong thuỷ Hoa Mộc Lan nghỉ tết Mậu Tuất 2018 (12/02/2018) Tết 2018 đầu năm mới, quí vị muốn Khai vận đầu năm đem lại may mắn tài lộc và bình an cho cả năm thì hãy đến Phong thuỷ Hoa Mộc Lan để được tư vấn miễn phí, quí vị sẽ chọn được đá thiên nhiên hợp mạng hợp tuổi với mình. » Quà tặng Lộc Đầu Năm Mới 2018 (01/02/2018) Tết 2018 đang đến gần, đón tết Mậu Tuất TheGioiDaQuy.net có chương trình trao lộc đầu năm, cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng ủng hộ hơn 8 năm qua. Hiện nay cửa hàng đã Chuyển hàng và Thu hộ tiền đến 63 tỉnh thành trong nước. » Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel (13/11/2016) Chọn quà trang sức phù hợp cho nàng trong ngày Noel Người ta hay tặng nhau hoa hồng vào ngày lễ tình yêu và những dịp để tỏ tình. Nhưng lại tặng trang sức cho người yêu lâu năm, vợ, mẹ….vì nếu hoa hồng được cho là thiên sứ của tình yêu thì đồ trang sức lại là hiện thân của tình yêu vĩnh... » Tác dụng của 3 loại đá phong thủy phổ biến hiện nay (03/06/2016) Đá quý phong thủy luôn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi nó Không chỉ mang đến may mắn, phòng trừ tai họa, tránh những vận Không tốt, mà còn là một món đồ trang sức đẹp để mang bên mình. Có rất nhiều loại đá phong thủy để chế tác ra đồ trang sức, và mỗi loại đều có giá trị khác nhau,... » Hổ phách là gì? Lịch sử khai thác và sử dụng Hổ phách (07/04/2016) Hổ phách khá quen thuộc với nhiều nguời thích đeo những đồ trang sức phong thủy như vòng tay, mặt dây chuyền….Vậy Hổ phách là gì? Tại sao mọi người lại thích dùng Hổ phách trong vật dụng phong thủy của mình? Cách bảo quản nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi trả lời từng câu hỏi một, để làm rõ hơn các vấn đề trên nhé.
Các tin cũ hơn :
» Công dụng của thạch anh xanh (12/01/2012) Các bạn trai nếu chức năng đàn ông kém, hãy để thạch anh tóc xanh vào huyệt mệnh môn của luân xa mông, vùng bụng dưới, vùng lưng ngay với rốn, kết hợp hít một hơi dài, nghĩ đến màu xanh hoà trong cơ thể, từ trường của actinolit và thạch anh hợp lại có tác dụng tự cải thiện đáng kể tình hình. Thạch anh tóc xanh cũng được gọi là một loại thạch anh tài lộc. » Công dụng của thạch anh tóc đen (12/01/2012) Thạch anh tóc chứa nhiều chất Black Tourmaline nên tạo nên những sợi tóc có màu đen. Thạch anh tóc đen giúp xua đuổi nỗi ưu phiền rầu rĩ và cô đơn, truyền cho chủ nhân của nó khả năng thiên nhãn và tiên đoán tương lai. Thạch anh tóc đen còn được coi là lá bùa hộ mệnh có tác dụng trong những vấn đề tình cảm. » Công dụng của thạch anh tóc đỏ (12/01/2012) Các bạn gái nếu có thể chất yếu khí huyết không điều hoà nên đeo thạch anh tóc đỏ để bổ sung từ trường cho ba vùng( vùng mông, vùng rốn, vùng thái dương), có thể đeo thạch anh tóc đỏ dưới vùng eo, đeo cả lúc ngủ, có tác dụng điều tiết chữa các bệnh phụ khoa. » Giảm giá 30% (02/01/2012) cửa hàng phong thuỷ Hoa Mộc Lan giảm giá 30%. » Quà tặng tết 2012. (31/12/2011) quà tặng của cửa hàng phong thuỷ Hoa Mộc Lan gửi đến khách hàng