- Theo Alexander Weiserman - người đứng đầu Phòng nghiên cứu Viện Lão khoa Matxcơva (Nga) cho biết, sự chênh lệch về tuổi thọ giữa những người này là 2,5 năm. Ông cho rằng những đứa trẻ sinh ra vào tháng chạp được mẹ mang thai vào mùa hè và mùa thu, đó là thời gian có nhiều ánh nắng Mặt trời, rau xanh, quả tươi nên sẽ “thọ” hơn.
- Một điều ngạc nhiên hơn, ngày sinh của một người cũng chính là sự định hướng độc đáo cho ngày kết thúc cuộc đời. Giữa hai ngày này có một mối tương quan mật thiết. Ông Weiserman nhận xét: “Có một hiện tượng rất đáng lưu ý là người ta thường chết trước và sau 2 tuần so với ngày sinh. Theo thống kê, 1/3 số phụ nữ và một 1/2 nam giới chết vào khoảng thời gian này”.
- Các nhà di truyền học giải thích, chính vào lúc ra khỏi bụng mẹ, đứa trẻ có cảm giác đau một cách khủng khiếp và cơn stress này in sâu trong trí nhớ của mỗi người suốt đời, cho tới khi mất.
Ngày sinh của một người cũng chính là sự định hướng độc đáo cho ngày kết thúc cuộc đời
- Mỗi khi gần tới ngày chết, cơ thể của bất cứ ai cũng tự động hồi tưởng lại cơn stress mà mình đã phải chịu đựng khi lọt lòng. Hệ miễn dịch của con người yếu hẳn đi - vào thời gian ấy chức năng bảo vệ của cơ thể hướng vào việc bảo vệ trạng thái sức khỏe tâm thần. Có thể đó là lý do người ta thường chết xung quanh ngày sinh.
- Các nhà khoa học tin rằng, một chế độ ăn cân bằng, hợp lý có thể làm chậm sự lão hóa bộ não, kéo dài cuộc sống tích cực của người cao tuổi. Thông thường những người sống lâu không ăn những thực phẩm giàu calo chứa các axit béo bão hòa, uống đủ nước và điều rất quan trọng là thực phẩm phải thường xuyên chứa những chất chống oxi hóa. Kết hợp với yếu tố dinh dưỡng là sự vận động (trí óc và thể lực), ngủ đầy đủ và thực sự quan tâm đến cuộc sống. Có lẽ đó là cách làm giảm sự phụ thuộc giữa ngày chết và ngày sinh.