Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau:
- Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.
- Người phụ nữ dễ thương nầy đã cứu rất nhiều súc vật sắp sửa bị giết. Bà đã̃ phóng sanh hai hoặc ba ngàn con vật, đa số là gà, cá, và giun trùng. Bà đem gà đến một nông trại gia súc, và thả cá xuống sông. Bà mua hai ngàn con trùng vì chúng rẻ và dễ tìm, và bà thả trùng trong khu vườn của bà. Phóng sanh trùng là một ý rất hay vì trùng khi được thả ra sẽ lẹ làng chui xuống đất. Chúng sống trong khu vườn nhà thì không bị sát hại bởi các sinh vật khác và như vậy chúng sẽ sống lâu hơn. Các con vật khác được phóng sanh trong rừng, hồ, hoặc biển không chắc sẽ sống lâu hơn vì chúng luôn có những kẻ thù trong thiên nhiên.
- Nghe nói rằng sau khi đã thực tập phóng sanh, bà ấy vào nhà thương để chẩn đoán lại, và các bác sĩ đã không tìm thấy dấu vết nào của căn bệnh ung thư.
Thật hay giả, chuyện nầy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai tin tưởng thuyết nghiệp quả. Đây là những lời của ông Deepak Chopra :
« Không có món nợ nào trong vũ trụ mà không phải trả. Vũ trụ có một hệ thống tính toán sổ sách rất hoàn hảo, và tất cả mọi thứ là sự trao đổi tới lui. »
- Như vậy, nhờ giúp đỡ sinh mạng các con vật yếu đuối, người phụ nữ đã xác định niềm tin của bà trong tính xác thật của luật nhân quả, gọi là « nghiệp vừa là hành động vừa là kết quả của hành động đó. » Hành động của bà không phải là ảo thuật hay phép lạ mà là gieo trồng những hạt giống thích hợp để chúng đơm hoa kết trái thành sức khỏe và niềm hạnh phúc. Thật vậy, nếu chúng ta muốn tạo dựng hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta phải học gieo trồng các hạt giống hạnh phúc cho người khác. Cũng như với các thực tập của người Phật tử thông thường, kết quả mà một người đang nhận lãnh là nghiệp của quá khứ. Tất cả mọi thứ đang xảy ra vào lúc nầy là kết quả của những hành động mà ta đã làm trước đó. Đây là một minh họa cho thành ngữ « gieo nhân nào gặt quả nấy » . Nếu chúng ta có lòng từ bi và tử tế, chúng ta sẽ luôn luôn không có ý gây tổn hại đến người khác, và việc nầy chính nó đã là một phương pháp chữa bệnh. Theo niềm tin Phật giáo, một người có từ tâm là vị thầy chữa bệnh thần kỳ nhất, không những chỉ chữa lành bệnh hay giải quyết được các nan đề cho chính họ, mà còn là vị thầy chữa bệnh cho những người khác.
- Đa số chúng ta đều xác nhận rằng trong bệnh viện, nơi căn bệnh đang hoành hành và bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau, với nụ cười thân thiện và lời khích lệ của vị y sĩ, bệnh nhân sẽ đỡ đau và mau khỏe hơn. Thật ra chính là do tình thương mà bệnh được chữa lành. Một khi tình thương được lan tỏa ra từ nơi sâu thẳm của một người, chính tình thương yêu đã tạo nên sức khỏe tốt.
- Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy. Như đã giải thích trong bài đầu tiên của các bài kinh nầy, đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bồ Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời. Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy. Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.
- Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh – mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
- Ở nghệ thuật tranh ảnh, hình đức Phật Dược Sư được vẽ với màu vàng hoàng kim, các đặc điểm khác thường là màu xanh dương.
- Hình tượng thường thấy của Phật Dược Sư là bàn tay trái để trên đùi trong tư thế bắt ấn thiền định. Tay phải ngửa lên để trước ngực,, lòng bàn tay có một cái bát bên trong đựng một nhánh cây Myrobalan (một loại thảo dược trong y học Tây Tạng). Đây là một loại cây có thể chữa bệnh rất phổ biến trong y học Tây Tạng và ở đây là biểu tượng của sự phục hồi mạnh mẽ của thế giới thực vật.
- Ngày nay nhiều người thường thực tập thiền định và cầu khẩn đức Phật Dược Sư trước khi ra toa xắt thuốc hoặc uống thuốc. Khi bắt đầu làm những công việc nầy, họ đọc thần chú của đức Dược Sư.
Câu thần chú ấy là OM BEKANDZE BEKHANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAUNGATE SOHA. Khi đọc thần chú thiêng liêng nầy, họ tưởng tượng đến hình ảnh mật hoa rơi xuống, từ những âm tiết của thần chú, rớt vào chén thuốc. Những âm tiết nầy hoàn toàn tan hòa vào chén thuốc và làm cho thuốc ấy trở nên mạnh gấp bội lần giúp mau hết bệnh.