Cúng Giao thừa năm mới được xem là thời khắc trời và đất giao hòa với nhau, âm dương lúc này cũng sẽ hòa quyện để tất cả mọi vật có sức sống mới. Từ xa xưa, người Việt đã xem thời điểm giao thừa đầu năm là giây phút linh thiêng và tất cả mọi gia đình đều làm lễ cúng giao thừa. Người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có một vị thần cai quản nhân gian, hết một năm vị thần đó sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới, cúng giao thừa để cảm ơn và tiễn thần năm cũ, chào đón thần năm mới và mong sẽ có những điều tốt lành nhất.
Lễ giao thừa còn được gọi là văn khấn lễ trừ tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ Đinh Dậu 2017 và chuyển sang năm mới Mậu Tuất 2018 (hết giờ Hợi ngày 30 tết sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết đầu năm). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng Giao Thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.
*Có 12 vị Hành khiển tương ứng với 12 con giáp thay phiên nhau cai quản hạ giới.
Các vị Hành Khiển và Phán quan này là các vị thần cai quản mọi công việc dưới trần gian chứ không phải riêng một ai hay một gia đình nào cả. Nên việc làm lễ tiễn các vị cũ và đón các vị mới được diễn ra ngoài trời, thường là sân nhà hoặc trước cửa nhà của mình.
1. Năm Tý: Chu Vương Hành khiển cùng với Thiên Ôn hành binh chi thần và Lý Tào phán quan
2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển cùng với Tam thập lục phương hành binh chi thần và Khúc Tào phán quan.
3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển cùng với Mộc Tinh chi thần và Tiêu Tào phán quan.
4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển cùng với Thạch Tinh chi thần và Liễu Tào phán quan,
5. Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển cùng với Hỏa Tinh chi thần và Biểu Tào phán quan.
6. Năm Tị: Ngô vương Hành khiển cùng với Thiên Hải chi thần và Hứa Tào phán quan.
7. Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển cùng với Thiên Hao chi thần và Nhân Tào phán quan.
8. Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển cùng với Ngũ Đạo chi thần và Lâm Tào phán quan.
9. Năm Thân: Tề Vương Hành khiển cùng với Ngũ Miếu chi thần và Tống Tào phán quan.
10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển cùng với Ngũ Nhạc chi thần và Cửu Tào phán quan.
11. Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển cùng với Thiên Bá chi thần và Thành Tào phán quan.
12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển cùng với Ngũ Ôn chi thần và Nguyễn Tào phán quan.
Cho nên ta Chú ý: Trong các bài văn khấn cúng giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của quan Hành Khiển năm ấy, Như năm Mậu Tuất 2018 này thì ta Khấn cúng Vị Việt Vương Hành khiển cùng với Thiên Bá chi thần và Thành Tào phán quan.
*Phong thủy Hoa Mộc Lan hướng dẫn cách chuẩn bị Mâm lễ vật Cúng Giao Thừa Năm Mậu Tuất 2018 đúng cách, bao gồm Cúng trong nhà và cúng ngoài trời như sau:
Mâm lễ vật cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn nến, rót rượu rồi khấn vái trước án.
*Sắm mâm lễ Cúng Giao Thừa Năm Mậu Tuất 2018 ngoài trời bao gồm:
– Gà trống tơ luộc
– Bánh Chưng
– Đèn cầy hoặc nến
– Bộ Vàng mã Cúng giao thừa ( Ra tiệm bán hàng mã nói bán một bộ là họ đưa)
– Hoa tươi
– Trầu cau
– Rượu/ trà ( Rót rượu trước, sau đến trà )
– Mâm Ngũ Quả
- Người trong Nam mâm ngũ quả có thể là : Mãng cầu, thơm, dừa xiêm, đu đủ, xoài xanh, một nhành sung hoặc một thứ quả khác. ( đọc trại như là cầu thơm vừa đủ xài sung)
- Người Bắc thì mâm ngũ quả thường là : Phật Thủ ( hoặc Bưởi), nải chuối xanh, cái “râu” ở đầu quả của chúng phải con nguyên, chưa rụng, hình như các cụ gọi là “đầu ruồi” gì ấy, cam sành, hồng, quất. ( Mỗi gia đình đôi khi có thêm thắt một hai thứ quả khác nhau, nhưng cơ bản là phải có Bưởi hoặc Phật Thủ, chuối xanh và quất).
Mâm cúng giao thừa đầu năm mới 2018.
Lễ vật cúng Giao Thừa trong nhà : Là lễ cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ khác là không có bộ vàng mã.
- Từ lâu, người Việt quan niệm rằng, Giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất nên dùng gà trống để cúng với mong muốn “gọi mặt trời”, đó là biểu tượng hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên, báo hiệu năm mới đã đến. Do đó, nhà nhà bảo nhau cúng gà trống để chú gà sẽ đánh thức mặt trời, mang lại ánh sáng đầy đủ cho cả năm.
- Ngoài ra, cũng có quan niệm, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới sẽ thuộc về một loài vật và gà thuộc ngày Mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể không có gà. Đặc biệt, khi cúng gà, gia chủ nhất thiết phải gắn một bông hoa hồng ở mỏ. Đó là biểu tượng hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên, báo hiệu năm mới đã đến.
- Hình ảnh gà trống còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong 12 con giáp, gà trống được coi là loài vật có năm đức lớn: Văn- Võ- Dũng- Nhân-Tín. Trong đó, gà lấy đức Tín làm đầu, bất kể mùa đông hay hè, nắng hay mưa đều gáy đúng giờ, đúng canh. Nên việc chọn Gà Trống để cúng giao thừa cho mọi năm và năm Mậu Tuất 2018 là hoàn toàn hợp lý.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy:
– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
– Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển
– Đương niên thiên quan
Việt Vương Hành khiển cùng với Thiên Bá chi thần và Thành Tào phán quan năm Mậu tuất
– Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Táo quân chư vị Tôn thần.
Nay là Phút giao thừa năm 2018 Mậu Tuất
Chúng con là: …………………….
Ngụ tại: …………………………….
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Cẩn cáo.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy:
– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
– Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vi tiên linh
Nay phút giao thừa đã tới, năm cũ đã qua. Giây phút đầu tiên của mùa xuân năm Mậu Tuất 2018
Chúng con là … đồng gia quyến đẳng
Ngụ tại số nhà… phố(ngách)….phường….quận…
Phút giao thừa vừa tới, nay theo vật luật, Tống cựu, nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán.
Chúng con thành tâm, sửa lễ du đăng, hương, hoa, quả, vật phẩm, nghi lễ cung trần, bày lên trước án, cúng dàng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, tiến cúng tổ tiên, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con xin kính mời:
– Ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần. Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch tài thần, các ngài bản gia Táo quân và các chư vị thần linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin: Chư vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao tằng Tổ thảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá, Thúc, Huynh, Đệ, Cô, Di, Tỷ, Muội, nội ngoại tôc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sang, hâm hưởng lễ vật.
Chúng con lại mời chư vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ, Y, thảo phụ mộc ngụ trong đất trời này.
Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cầu cho toàn gia đình chúng con: Minh Niên khang thái, trú dạ cát tường, mạnh khỏe vui tươi, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt, vạn sự hanh thông.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
- Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
- Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.