Con người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành, cho nên bản thân mình là tinh hoa của hai khí Âm Dương. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi toàn thân, khi mất rồi thịt da tiêu hết, hai khí Âm Dương không hề tiêu mất. Ấy bám trên người, Khí tụ nơi xương, xương người quá vãng không mất, cho nên khí của họ vẫn hoạt động.
Khi hạ táng, cần nhất tìm nơi âm trạch có Sinh Khí, làm cho Sinh Khí kết hợp với hai Khí Âm Dương tồn lưu trong cốt, bảo hộ cho thân nhân đang sống.
Kinh Thư nói: “Người mất rồi có Khí, Khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến mọi người.” Thế nên sự cảm ứng giữa người sống và người đã khuất là có căn cứ thực sự. Ví như vào đời nhà Hán, quả chuông đồng ở cung Vị Ương kêu thành tiếng, thì núi chỗ đã khai thác đồng để đúc chuông nơi miền tây bị sụp đổ, chính là sự cảm ứng vậy.
Lại như vào tiết trời xuân, cây cối bên ngoài đâm chồi khai hoa, thì các hạt lúa mạch để trong nhà cũng nảy mầm. Khí đi trên mặt đất, khi nó vận hành, tùy theo địa thế mà chạy. Khi tụ tập lại, cũng theo địa thế mà dừng chân.
Cốt đá nơi núi non thung lũng, sống đất đột khởi nơi bình địa, đều là có Khí vận hành nơi đó. Kinh Thư nói: “Khí có gió thổi mà tản mát, gặp chỗ thủy dừng thì đứng tụ. Người xưa làm cho Khí dừng laị mà không để thất tán, dùng giới thủy hạn chế để cho nó không di chuyển đi mất, cái đó gọi là Phong Thủy.
Phép tắc Phong thủy, được nước hàng đầu, có thể tích chứa gió là thứ hai. Tại sao lại nói vậy ? Bởi vì khi nó dừng lại thì lợi ích thịnh đạt lớn, nên đem khí tản mát các nơi mà tụ tập một chỗ.
Kinh Thư nói: “Thủy chảy trên mặt đất, gọi là Ngoại Khí.” Ngoại Khí dọc ngang là Giới Thủy, Nội Khí trong đất tự nhiên cũng theo đó mà dừng, nói dừng là ở ý này.
Kinh Thư lại nói: Cạn sâu được thừa, Phong Thủy tự thành. Đất là mẹ của Sinh Khí, có đất rồi mới có Khí. Khí là mẹ của Thủy, có Khí rồi mới có Thủy. Cho nên chôn tại nơi khô ráo nông cạn Khí cần nông, chôn tại nơi đất bằng Khí cần sâu.
Âm trạch và sự hưng suy của con cháu